LỜI TỰ THÚ CỦA LENIN:  Lenin said on his deathbed: “I committed a great error. My nightmare is to have the feeling that I’m lost in an ocean of blood from the innumerable victims. It is too late to return. To save our country, Russia, we would have needed men like Francis of Assisi. With ten men like him we would have saved Russia.”
Những vấn nạn mà Marx đặt ra cho các xã hội Âu Châu vào giữa thế kỷ 19, khi Âu Châu vừa mới hoàn thành cuộc cách mạng kỹ nghệ để khai sinh ra các quốc gia tư bản kỹ nghệ là tình trạng bất công xã hội với tầng lớp công nhân thợ thuyền của giới chủ nhân là một sự kiện có thật. Lúc đó Marx là một thanh niên 30 tuổi khi ông và Engels cho công bố bản Tuyên Ngôn Cộng Sản (1848) để khích động hận thù và hết lời tâng bốc giới vô sản, xúi dục họ tiến lên làm cách mạng để tiêu diệt tầng lớp tư sản và tư bản tại các xã hội Âu Châu. Chính Marx đã cho rằng Chủ nghĩa Mác là một tổng hợp của chính trị kinh tế nước Anh, CNXH Pháp, và triết lý Đức, đặc biệt là triết lý Hegel, Kant và Fitche để khai sinh ra Chủ nghĩa Mác.

Trong Tuyên Ngôn CS, Marx kêu gọi xóa bỏ tất cả quyền tư hữu, xóa bỏ tất cả quyền thừa kế, xóa bỏ gia đình, xóa bỏ quê hương, xóa bỏ tất cả chân lý vĩnh cửu, xóa bỏ tất cả tôn giáo và xóa luôn tất cả luân lý đạo đức của xã hội con người để xiển dương giai cấp và chủ nghĩa cộng sản vô thần. Ngay trong Tuyên Ngôn đó, Marx đã tự để lộ ra cái kiêu khí quá độ khi muốn xóa bỏ triệt để và toàn diện các giá trị lịch sử của văn minh nhân loại để thế vào đó là những giá trị rất tầm thường và rất mơ hồ. Marx không thể vừa tâng bốc giới vô sản và hứa là quyền lực chính trị tối cao sẽ nằm trong tay họ, lại vừa mạt sát đám đông quần chúng chỉ là lũ không có đầu óc (brainless). Marx là người chồng, người cha rất yêu thương vợ con. Marx không thể nào sống xa Jenny (vợ Marx) và các con được. Khi Jenny chết vì bệnh ung thư và các con còn nhỏ chết vì thiếu thuốc, Marx đau đớn và buồn bã đứt ruột. Mái ấm gia đình là thiên đàng của đời Marx. Điều đó rất tự nhiên, nhưng Marx lại kêu gọi mọi người xóa gia đình. Vì thế Tuyên Ngôn Cộng Sản và Chủ nghĩa Mác với một nội dung đầy xung đột, đầy mâu thuẫn, đầy sự chia rẽ, và đầy những cách biệt chia lìa giữa người và người. Marx thường nói với Jenny và Laura, người con gái Marx thương yêu nhất đời, điều Marx ghét nhất là sự nhẹ dạ, sự phục tùng và nô lệ. Nhưng trong cách mạng CS, các lãnh tụ CS đã bắt bao triệu con người phải phục tùng rất tàn bạo và sau đó thì nô lệ hóa cả 27 quốc gia, hơn 2 tỉ người để rồi cuối cùng đánh mất luôn ý nghĩa, mục tiêu và định hướng XHCN của cách mạng (viết theo Eugene Kamenka “The Portable Karl Marx).

Vì thế, Karl Kautsky và Rosa Luxemburg đều cho rằng: “Marx, nói một cách thật giản dị, chỉ là một tư tưởng gia xuất chúng, nhưng chỉ có khả năng làm nên những lầm lạc.”

Riêng Berstein thì cho rằng, “thật quá hiển nhiên là chúng ta cần tìm biết xem Marx đúng và sai ở chỗ nào”.

MARX – ENGELS

Trong một công trình nghiên cứu tỉ mỉ của Robert Wesson cho thấy ngay cả Engels là người đã ký chung với Marx trong Tuyên Ngôn Cộng Sản, trong bài: “Outline of a Critique of Political Economy”, Engels đã viết: “Điều tôi biết rất rõ ràng là ngày nay Chủ nghĩa Mác là những gì quá cổ lỗ, lỗi thời, và nó không chỉ có toàn là lỗi lầm, mà thực ra chỉ là những tiếng tru tréo gào thét” (I know only to well that is now quite superannuated and full not only mistake but actual howlers ).

Trong những bài viết trên những tờ báo cũ tìm thấy, có lần Engels phê phán rằng: “phần lớn công trình được viết ra ngày nay chẳng có lợi lộc gì cả”.

Trong “Anti Duhring”, Engels thú nhận: “Thứ ngôn ngữ rất khó hiểu của Hegel về nhiều thứ rất hay, qua đó tôi đã viết trong sách cũ của tôi. Không chỉ không thể chuyển ngữ mà nó còn đánh mất phần lớn ý nghĩa ngay tại nước Đức.”

Riêng Karl Marx, Wesson cho biết, vào những năm cuối đời Marx là một thị dân đã về hưu không còn sửa soạn để dành cho cách mạng trong Xã-Hội kỹ nghệ tây phương nữa, nơi đó Marx đã mơ màng đợi chờ một cái gì đó như XHCN (socialism) sẽ đến trong diễn biến hòa bình của Tiến Trình Dân Chủ. Trong cùng năm đó, Marx đã quay lưng với cái vẻ vang của Ba Lê Công Xã, lòng tự nhủ rằng Ba Lê Công Xã với đặc tính bạo lực của nó đã không và sẽ không thể là con người XHCN được ( Marx turned his back on the once – glorified Paris Commune, stating that it was not and could not have been socialist).

Một Marx trong tuổi già đã khước từ chủ nghĩa Mác (The elderly Marx practically renounced Marxism) (Robert Wesson “Why Marxism”, (1976) Basic Book, Inc. Publisher, New York, p. 36).

Khi bước vào tuổi già, Marx đã cho tan hàng đám đệ tử theo ông và nói với họ lời sau chót: “Tất cả những gì tôi biết là tôi không phải là người Marxist” ( All I know is that I am not a Marxist ).

Engels đã tạ lỗi về việc đã đề cao quá lố về những giá trị kinh tế: “Marx và tôi phải tự trách chính chúng tôi về một số sự kiện đã xảy ra khi những người cầm viết còn quá trẻ nhiều khi đã đề cao quá lố về những yếu tố kinh tế, thay vì đặt đúng vị trí giá trị của nó. Chúng tôi cũng đã quá độ với những kẻ đối nghịch với chúng tôi về sự đối lập trên những nguyên tắc kinh tế.”

Càng về già, Engels càng thực tế hơn khi ông đã rút lại chủ trương bạo lực cách mạng. Thay vì xử dụng bạo lực, Engels đã hy vọng vào những giải pháp chính trị là những gì sẽ đem đến nhiều lợi lộc thiết thực cho đám đông quần chúng. Vào 1885, Engels đã tuyên bố rằng: ” kể từ năm 1848, nghị viện Anh, thật không còn gì nghi ngờ nữa. ĐÓ LÀ CUỘC CÁCH MẠNG TỐT ĐẸP NHẤT TRÊN THẾ GIỚI. Và cuộc bầu cử sắp tới sẽ mở ra một chu kỳ mới, dù sự kiện này nhiều người chưa biết. Rồi đây những công nhân thợ thuyền sẽ có chân trong nghị viện (Common House).

Vào năm 1895, Engels đã sửa soạn chấp nhận xét lại mọi điều trên tầm mức rộng lớn, bởi vì ông đã khám phá ra rằng những giải pháp của pháp lý sẽ tốt đẹp hơn là không có luật pháp gì cả; ông thừa nhận sức mạnh của Chủ-Nghĩa-Tư-Bản và rút lại cuộc nổi dậy mà Marx – Engels đã chờ đợi từ lâu nay đã không còn giá trị nữa. Cách mạng sẽ có những tác động mạnh mẽ, đó là cách mạng phải trở thành các nhà cải cách Dân Chủ Xã Hội (Democratic Socialist Reformers).

Trên thực tế nhiều sự kiện xảy ra cho thấy sau 1875 nhiệt tình dành cho Chủ nghĩa Mác đã nguội dần. Những công nhân thợ thuyền trong các quốc gia kỹ nghệ đã được bảo đảm bằng sức mạnh lá phiếu của họ và họ đã bắt đầu xử dụng quyền chính trị này, với sự chấp thuận hoàn toàn của Engels, họ đã tìm được tự do dân chủ, nhất là những cải cách pháp lý đã được bảo đảm của hiến pháp quốc gia dân chủ. Vì vậy từ sự lớn mạnh và sự thu hút của các cử tri, các đảng xã hội, nhiệt huyết cách mạng cũng nguội lạnh dần để quay qua tìm mọi các để được các cử tri chú ý, và họ đã có những chính sách để cuốn hút không chỉ giới công nhân thợ thuyền mà cả mọi tầng lớp tư sản, bao gồm luôn các thợ thủ công, giới tiểu thương, nông dân hay các nhà giáo. Các đảng phái xã hội của Âu Châu lớn dần từ đó để cùng các công nhân thợ thuyền hân hoan bước vào một đời sống chính trị tự do dân chủ pháp trị để bảo đảm cho công lý và quyền bình đẳng của mọi người.

Trên những sự thực hiển nhiên đó, Engels đã thẳng thắn nhìn nhận trong trang mở đầu của Marx viết về Ba Lê Công Xã, ấn bản 1895 Engels tự thú: “Sự thực lịch sử đã chỉ rõ cho thấy là chúng tôi đã sai lầm rồi (history showed we were wrong).

NHỮNG VẤN NẠN CỦA GIỚI VÔ SẢN TẠI ÂU CHÂU ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT SAU KHI MARX NẰM XUỐNG NĂM 1883

Thưa quý-vị và Toàn-Thể Đồng-Bào.

Cái chết của Marx đã đến trên sự thất bại của cả đời ông, kể cả những hoạt động cách mạng cũng chẳng đi đến đâu. Giới tư bản Âu Châu đã âm thầm giải quyết những vấn nạn của giới vô sản bằng sự hợp tác và ổn định. Giới công nhân thợ thuyền quay lưng với bạo lực và tranh đấu giai cấp để tiến đến sự hợp tác với tất cả thành phần xã hội khác và đoàn kết quốc gia của họ. Cả Âu Châu đã khôn ngoan và sáng suốt thoát ra ngoài cơn lửa đỏ đầy lầm lạc của bạo lực và hận thù của cách mạng CS do Marx nông nổi viết ra lúc còn quá trẻ, và đã ăn năn tự thú lúc về già.
Tiếc thay Việt Nam, Nga Sô và 27 quốc gia nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu đã không biết đến những lời thú tội ăn năn lỗi lầm của Marx – Engels, và cũng không học được bài học của các NHÀ CẢI CÁCH XÃ HỘI DÂN CHỦ của các nước Âu Châu khi họ giải quyết những vấn nạn xã hội để chấm dứt mọi bất công và chấm dứt sự khổ đau cho tầng lớp công nhân thợ thuyền mà Marx đã nêu ra.

Đảng Lao Động Anh đã xuất hiện vào năm 1890 với tinh thần dân chủ tiến bộ để nâng cao ngọn cờ dân chủ nghị viện (parliament democracy) cho toàn thể giới công nhân thợ thuyền và cả Âu Châu bừng tỉnh trước sự đe dọa của bạo lực và hận thù giai cấp đang lan tràn trong giới vô sản và tầng lớp trí thức Âu Châu.

Âu Châu sau cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ (Industrial Revolution) là giai đoạn chuyển tiếp của những Xã-Hội phong kiến nông nghiệp sang kỹ nghệ. Đây là thời kỳ phôi thai của khoa học và kỹ nghệ nên con người đang đứng giữa những cái cũ và cái mới. Marx cũng như Saint Simon, Fourier, Proudhon, Blanqui, và Bukania đều là những khuôn mặt nổi bật cho khuynh hướng mới của thời đại – khuynh hướng xã hội (socialism). Marx – Engels gọi những người khác đang theo lý tưởng XH là thứ “ngu xuẩn và khờ khạo”; chỉ có họ mới thực sự là thứ chủ nghĩa xã hội khoa học (scientific socialism) mà thôi. Robert Wesson nhận thấy Chủ nghĩa Mác là một thứ tôn giáo phàm tục (secular religion) dành cho những con người đã mất hẳn niềm tin vào các giá trị siêu nhiên.

Chàng tuổi trẻ thiên tài Karl Marx bị mê hoặc bởi các làn sóng tư tưởng vô thần của Nhóm Bách Khoa Paris. Đặc biệt là cách mạng Pháp và cách mạng kỹ nghệ đã khuấy động năng lực trí thức của Marx đến tận cùng và làm cho Marx muốn phá hủy tất cả mọi giá trị cũ, nhưng lại không biết làm thế nào để xây nên những giá trị mới. Marx học triết lý Hegel, Kant và Fitche nhưng cố tình đảo ngược tất cả, nhất là giá trị thần học của các dòng triết lý ấy. Về phương diện chính trị, Marx học nơi cách mạng Pháp rất nhiều, nhưng chỉ rút ra được tính chất bạo lực và hận thù của cách mạng ấy. Trong khi ấy những dòng tư tưởng chính trị trác việt của Rousseau thì Marx không chịu noi theo. Về kinh tế, Marx học của nước Anh, nhưng những gì Adam Smith đưa ra để làm cho Anh – Mỹ giầu có hùng cường tột cùng thì Marx lại muốn lật đổ bằng bạo lực cách mạng. Cả phương diện triết lý, chính trị và kinh tế của Đức – Pháp và Anh đều có những giá trị rất tuyệt vời, nhưng Marx không thèm để ý đến những thực tế đó, và chỉ diễn dịch và phân tích theo thành kiến của riêng Marx mà thôi để tự làm hại đời mình và người khác.

Hoàn cảnh lịch sử của Âu Châu vào thế kỷ 19 chỉ có hai lựa chọn: Một là bạo lực và hận thù giai cấp của cách mạng CS. Hai là chấp nhận thành các NHÀ CẢI CÁCH XÃ HỘI DÂN CHỦ (democratic socialist reformers). Tuy nhiên, theo Wesson, vào 1850 Marx đã nhìn dân chủ như một trở ngại chính cần phải phá hủy. Trong thư gởi cho Engels, Marx viết: “chỉ có con bò khờ khạo mới tin vào tương lai của một nhà nước dân chủ (that dumb ox believes in the future of democratic state).

May mắn thay ! Chỉ 25 năm sau, tức vào 1875 cả Marx và Engels đều sáng suốt nhận thấy rằng bạo lực và hận thù là lầm lẫn. Theo hai người muốn xây dựng XHCN thì phải đi vào tiến trình dân chủ. Ngay từ 1750 Bernstein nhận định rằng CNXH nên tiến bước tới tự do và bình đẳng bằng một tiến trình chính trị, với sự hợp tác, giáo dục và tổ chức nghiệp đoàn để tạo trật tự Xã-Hội trên căn bản của những nguyên tắc hợp tác giữa mọi thành phần Xã-Hội.

Còn Sombart thì nhận định vào 1909 như sau: “Một người nào đó duyệt xét lại các công trình về Xã-Hội của các học giả vào thời điểm đó, hay đọc qua cách mạng CS, nhưng không ai còn tin vào nó nữa. Tất cả vẫn chỉ là bút mực, và nó không có sinh khí của đời sống. Thật không sao hiểu được rõ ràng CNXH là cái gì vậy? Hay là nó có dính dáng tới “quốc hữu hóa” hoặc “chiến tranh giai cấp”. Và đây là một sự thất vọng không thể trả lời được về một nửa thế kỷ tuyên truyền để rồi chẳng được cái gì cả (R. Wesson, p. 58).

Chủ nghĩa Marx là một chủ đề để cho các nhà Xã-Hội học chỉ trích rất nghiêm khắc về “sự thiếu vắng một nội dung đạo đức(lack of ethical content) trong Chủ nghĩa Mác và nói về con người thì rất mơ hồ (p. 59).”

H. G. Wells là một con người Xã-Hội với tất cả sự tin tưởng vào Chủ nghĩa Mác , rồi cuối cùng phải đưa ra nhận xét:

“Hầu như tất cả những ai được coi là tư tưởng gia vào thời điểm đó đều đã chối từ Chủ nghĩa Mác , và họ đã tuyên bố với nhau rằng, họ đều phải nhìn nhận một sự kiện có thật là việc đưa đến sự giầu có trong sản xuất thời hiện đại không chỉ đến từ những giá trị lao động của người công nhân, mà bằng sự nối kết và hợp tác với nhiều giá trị lao động khác nhau nơi các thành phần Xã-Hội khác nhau; chỉ có đường lối đó mới có hiệu năng tốt đẹp được mà thôi.

Vào 1911 Paul Weisen Griin đã đưa ra nhận xét: “Tất cả những tâm hồn thật sự sáng suốt giác ngộ tại Âu Châu bây giờ đều nhìn nhận một sự kiện thực tế là — Chủ nghĩa Mác đang tiến gần về ngõ cụt của nó ( Marxism is nearing its end ).
Wesson thì cho rằng, từ đệ I thế chiến nhiều câu hỏi đã đặt ra cho nền văn minh Âu Châu. Trong lúc Chủ nghĩa Mác không còn là một quyền lực đã được định mệnh sắp sẵn để nhào nặn bài học lịch sử cho tương lai. Chủ nghĩa Mác trong tất cả mọi hình thức đã tiêu pha hết sinh lực và sinh khí vì quá già cỗi. Nhưng Chủ nghĩa Mác đem thứ chính trị nào cho các quốc gia chưa phát triển, họ cần một chính phủ có đạo đức và tài năng để giúp cho văn hóa và kinh tế phát triển và tiến bộ? Bài học CS với những hứa hẹn rất hấp dẫn, nhưng đã chối bỏ mọi thực tế, và điều quan trọng đặt ra chính là cải tổ chính trị.

Các quốc gia nghèo khó không có khả năng để thực hiện XHCN, như đã nói, nó chỉ có khả năng giữ họ lại để thường xuyên phải đối mặt với những vấn để khó khăn không giải quyết được – bởi vì thiếu gốc rễ, và đã đánh mất khả năng sáng tạo. Hứa hẹn giải phóng bằng quyền lực độc ác, dẫn thế giới đi vào sự hẹp hòi, tự lừa gạt và độc ác, chính thống hóa bạo lực, đưa bạo lực vào Xã-Hội, được cơ cấu hóa, công an, tù tội, kiểm soát tất cả văn hóa, tôn giáo, kinh tế và giáo dục. Chủ nghĩa Mác chỉ cho người ta toàn là sáo ngữ.

Trần Trung Thực (SV Sử, nhóm Trần Hiền Thảo)


Dr Karl Marx and quotation from The Communist Manifesto (1848).


In the only issue of the Paris-based Deutsch-Französische Jahrbücher, appeared a monumental series of articles by Karl Marx and Friedrich Engels. This 1844 momentous publication included Marx’s Letters to Feuerbach, On the Jewish Question, Contribution to Critique of Hegel’s Philosophy of Right, Introduction, Engels’s, Outlines of a Critique of Political Economy and a review of Thomas Carlyle’s, Past and Present. An extraordinary single issue that combined original writings and “critique” of others works, it revealed a proto-Marxism in which the young Marx (25) was evolving from his Young Hegelian days at the University of Berlin into a more systematic ethical world view that would shape much of the modern temper of the world and endure for the ages.

He rather explicitly for the first time calls for the proletariat to recognise its historic mission as a class and develops a general theoretical assessment of the workers. Religion was, of course, a component of the derivative superstructure which contained the non-materialist and frankly non-decisive forces of society. This superstructure rested upon the base or substructure which contained the materialist forces of society: namely economic variables from raw materials, level of technology, interplay between manufacture (originally meant hand produced) and indeed labour intensive work, organisation of labour, prevailing demonic corporate structure and the social classes that derived from the mode of production. These were the productive forces that determine the class structure and the DNA of the current order.

To Marx, economic variables were paramount in determining all aspects of a society’s culture and contained the glorious contradictions that would lead to revolution and the displacement of the exisitng ruling class: under capitalism that would include the bourgeoisie, the factory owners, the organisers of the economic system of capitalism. Religion to Marx was not an independent entity but a manifestation of bourgeois dominance which reinforced among the proletariat (factory workers) submission and enervating passivity.

In the Contribution to the Critique of Hegel’s Philosophy of Right appears one of Karl Marx’s most popular phrases: “Religion is the opium of the people” but that is rather simplistic. More significant to Marx was the dehumanising nature of religion in which humans were self-alienated from themselves in the construct of a Supreme Being. Alienation or entfremdung was a life-long preoccupation of Marx. It resulted from the monotony, exhaustion and rigours of the proletarian mode of production and was viciously reinforced by religion’s capacity to obscure, frighten and diminish the ability of the workers to recognise their humanity and liberate themselves as “appendages of the machine.” [Non-religious alienation is further developed in theEconomic and Philosophic Manuscripts of 1844 and perdures in the immortal Das Kapital].

In the Critique of the dialectical idealist Hegel, Marx wrote:
“Man makes religion; religion does not make man…Religious suffering is at the same time an expression of real suffering and a protest against real suffering…The abolition of religion as the illusory happiness of men, is a demand for their real happiness. The call to abandon their illusions about their condition is a call to abandon a condition which requires illusions. . The criticsm of religion is, therefore, the embryonic criticism of this vale of tears of which religion is the halo.” [All emphases from original.]

Religion was a human-made component of culture that was not determined or molded by desperate, impoverished and dying workers. The absurdity of religion is its not being grounded in materialism or reality according to Marx. Humankind, or more precisely suffering humankind, is force fed religion by capital as a palliative to create obedience and non-resistance. Religion is also counterintuitive because, and Marx was greatly influenced by Feuerbach, in the process of creating an all wondrous, and perfect God, humanity is diminished in the process. Taking the architecture but not the substance of Hegelian idealism, Marx demands the abolition of God in order to reclaim the unwarranted projection of humanity’s own virtues; ending the god delusion would restore a sense of virtue that humanity surrendered, and recapture a materialist view that will lead to revolution and the destruction of the evil monstrosity of capitalism.

Marx’s theories were grounded in the belief that culture, including religion, was not independent of economic, materialist forces and for social change to occur, the cobwebs needed to be removed and the clear light of economic suffering as the result of bourgeois oppression revealed. Religion to Marx did not inspire greatness or motives of liberation, which it frequently has, but the gatekeeper’s lock and the capitalist’s chain of dependency, pauperisation and immiseration.

Religion is not sacred beyond its human origins. It is not divine because it emanates from the human mind and whether it is a liberating or regressive force depends on its particular adherents and their commitment to social justice and international peace and security. It is used for both progressive and regressive purposes. It gave us the Iraq War in large measure and we are paying a terrible price. It also gave us the Civil Rights Act of 1964, Selma and derivatively the Voting Rights Act of 1965.

 
Top