Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Trong những ngày qua tôi đã dành nhiều thời gian để đối thoại với nhiều người, đặc biệt những người không đồng tình với giả định Việt Nam cần có những cải cách thể chế cơ bản. Dù hơi mệt, đến bây giờ tôi chưa nghĩ việc ra sức như thế là mất công hay lãng phí. Vẫn coi nó là một cách đầu tư trong tương lai của Việt Nam. Một cách để kích thích những thảo luận cần có nếu Viêt Nam muốn thoát khỏi tình trạng đối phó hiện nay.

Xin cho các bạn biết, hôm nay tôi đã dự định cho đăng một đối thoại rất dài giữa tôi và một bạn đọc. Trong đối thoại có rất nhiều từ xấu. “Chúng tôi chằng cần một kẻ nước ngoài…” v.v. Thậm chí có người bảo là sẽ gặp tôi “trên chiến trường.” (Muốn đọc mời bạn xêm những bình luận ở đây).

Thay vì cứ tiếp tục tranh cãi với những người này, tôi muốn đề cập 3 lý tưởng quý giá là mọi bạn đọc từ mọi phía ủng hộ, dù chúng ta có các cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của chúng. Thế nhưng, chúng ta chưa đồng ý về ý nghĩa của một câu nói rất nổi tiếng: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì.” Thực vậy.

Vì vây, trong ngày hôm nay và hai ngày tiếp theo tới tôi xin bàn về ý nghĩa của ba lý tưởng, khái niệm này nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Tất nhiên, chưa chắc một Ông tây như tôi có thể nói cái gì mà có giá trị hoặc chưa được nói đến. (Chắc chắn đã có hàng nghìn bài thảo luận về ba ý tưởng này và ý nghĩa trừu tượng và thực tế của nó.) Nhưng tôi sẽ cố gắng và mời các bạn xem thế nào. Cuối cùng, vào ngày 2 tháng 9 tôi sẽ có gắng làm rõ mối quan hệ giữa những lý tưởng này với quan điểm Việt Nam cần có một cuộc cải cách sâu rộng, thậm chí một diễn biến hòa bình do dân và vì dân Viêt Nam.

Độc Lập

Độc lập là một khái niệm khá dễ lẫn khó hiểu. Ai là người Việt Nam đều hiểu trong lòng của họ khái nghiệm này có ý nghĩa tinh thần, thậm chí thiêng liêng. Về nghĩa trừu tượng thì khá đơn giản. Độc lập ở đây có nghĩa là một đất nước có quyền tự quyết định lấy tương lai của mình. Nhưng không đơn giản thế đâu, chính vì một đất nước, một lãnh thổ (chưa kể dân) nói đúng ra, không có quyền tự quyết (theo khái niệm “agency” trong ngành xã hội học).

Trong đất nước, lãnh thổ đó chỉ gồm nghững con người và những tổ chức xã hội có quyền lực. Vậy, độc lập luôn gắn bó với khái nghiêm quyền lực tối cao của một nhà nước trong một đất nước nào đó. Dù chúng ta thấy có thể nói về sự độc lập của một nước nào đó thì trên thực tế ta đang nói về nền độc lập của một nhà nước có uy quyền tối cao trong một lãnh thổ có giới hạn nhất định nào đó. Ở Việt Nam, những tranh cãi về dân chủ chủ yếu xoay quanh vấn đề uy quyền chính đáng.

Về cơ bản, sự uy quyền tối cao (của một nhà nước trong trường hợp này) phụ thuộc vào sự ưng thuận của nhân dân trong nước đó. Thế nhưng, nhìn kỹ thì thấy có 3 loại uy quyền. Một là uy quyền hình thức (tức là những gì được viết trên Hiến Pháp). Hai là, sự uy quyền thực quyền; tức là de facto authority (ai có súng trong tay). Ba là, uy quyền chính đáng mà đúng ra có nghĩa là nhân dân đồng ý chịu sự lãnh đạo.

Chúng ta đều đồng ý là độc lập rất cần thiết. Ở Việt Nam, rõ ràng là NNXHCNVN cả uy quyền hình thức cũng như uy quyền thực sự. Những tranh cãi hiện này ở Việt Nam và hải ngoại không còn liên quan đến vấn đề độc lập nữa mà liên quan đến vấn đề chính đáng. Tức là làm sao mà Việt Nam có thể có một nhà nước mà sự chính đáng của nó là không tranh cãi được.

Đối với những người chủ yếu muốn giữ hiện trạng này thì những ý trên là quá tệ rồi vì nó có hàm ý rằng NNCHXHCNVN chưa hoàn toàn chính đáng. Theo lý luận của chủ nghĩa Lenin, thì tính chính đáng của nước CHXHCNVN đem theo giả định và lý luận rằng ĐCSVN là “chính đảng duy nhất”. Đới với họ, sự độc lập của Việt Nam phụ thuộc vào sự cai trị của ĐCSVN.

Sự thật là Việt Nam vẫn có độc lập dù có nhiều phe phái khác nhau trong nội bộ đảng. Càng có có nhiều người trong và ngoài đảng cho rằng Việt Nam có thể độc lập với một hệ thống đa đảng. Chẳng hạn, Hàn Quốc là một quốc gia độc lập mà vẫn có nhiều đảng.

Vì vậy sự độc lâp của Việt Nam chưa phải là một câu hỏi trọng tâm hiện nay. Chính vì tất cả mọi người đều cho rằng Việt Nam phải là một quốc gia không phụ thuộc vào ai cả, dù TQ hay Mỹ, để nói lên tầm ảnh hưởng của hai nước lớn này.

“Tin vui” là Việt Nam có độc lập về nhiều mặt. “Tin buồn” là việc đó đã chưa giải quyết được những vấn đề bức xúc nhất ở Việt Nam.

JL