CGĐL
Có thể nhiều người Sài Gòn chỉ biết cụ Huỳnh Thúc Kháng là...con đường bán các hàng kim khí điện máy ở quận I, nổi danh một thời bao cấp với tên gọi "Chợ trời Huỳnh Thúc Kháng". Nhưng với lịch sử, thì đây là một trong những nhân vật lẫy lừng mà đến nay cái chết vẫn còn nhiều uẩn khúc.

Cụ Huỳnh sinh năm 1876, người làng Thạnh Bình, H.Tiên Phước (Quảng Nam). Bắt đầu học chữ Nho từ 8 tuổi, năm 1904 đỗ Tiến sĩ thủ khoa.

Lý lịch cụ Huỳnh khá phức tạp nghen. Cụ cùng với Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp, là nhân vật của nhóm “Bộ ba Quảng Nam” nổi tiếng, chủ xướng phong trào Duy Tân trong những năm đầu của thế kỷ XX; dẫn đến cuộc Trung Kỳ Dân Biến chấn động năm mậu thân 1908. Đây là một trong những cuộc nổi dậy bạo lực của quần chúng, được xem là quan trọng nhất trước cách mạng tháng 8.1945. Sau cuộc dân biến, cụ Huỳnh bị bắt và đày ra Côn Đảo suốt 13 năm. Có nhiều huyền thoại về cụ Huỳnh trong thời gian lưu đày, đặc biệt là chuyện từ một người không biết tiếng Pháp, nhưng cụ đã tự học và thuộc lòng cuốn từ điển tiếng Pháp mượn của viên cai ngục... trong vòng mấy tuần.

Với sức ép của nhiều tổ chức tiến bộ, cụ Huỳnh được thả. Sau Côn Đảo, cụ trở thành dân biểu Trung kỳ, rồi thành lập và làm chủ bút tờ báo Tiếng Dân, trụ sở ở Huế. Ngay từ số đầu tiên, cụ đã viết tuyên ngôn: “Nếu không có quyền nói thì ít ra cũng giữ được cái quyền không nói những điều người ta buộc nói”. He he tôn chỉ này mấy anh báo chí nhà mình bây giờ cần phải học lại nha!

Sau 1945, Hồ Chí Minh mời cụ ra làm việc, giao cho chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Theo sử gia Trần Trọng Kim, thì trong thời gian này khi được hỏi về công việc, cụ Huỳnh đã nói: "Bây giờ việc gì cũng do địa phương tự trị cả, thành ra không có việc gì mấy, và khi có việc gì thì họ làm sẵn xong cả rồi, tôi chỉ có vài chữ ký mà thôi". Nghe ra vẻ bù nhìn hè!

Cột mốc đáng nhớ trong profile cụ Huỳnh, là việc Hồ Chí Minh sang Pháp và sau đó ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ 6.3.1946; trong thời gian Hồ Chí Minh đi vắng, cụ Huỳnh được giao quyền Chủ Tịch nước. Hiệp định Sơ bộ, trên thực tế là hội nghị Fontainebleau thất bại, Hồ Chí Minh đã ký một Tạm Ước đầu hàng Pháp. Sự kiện này khiến các đảng phái trong nước phản ứng mãnh liệt.

Nổi cộm nhất là vụ đánh vào trụ sở VN Quốc dân Đảng ở số 9 Ôn Như Hầu (Hà Nội) của sở Quân vụ Thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Công an Bắc Bộ, đêm 12.7.1946. Cuộc tàn sát VNQDĐ diễn ra một cách khó hiểu. Với lý do trụ sở này được phát hiện có nhiều xác chết, được cho là của CA bị giết và đang có âm mưu đảo chính. Nhưng với những người trong cuộc, thì đây là đòn triệt tiêu của ĐCS với những đảng phái khác và các thành phần phản đối hiệp định Sơ Bộ; nhằm đánh lạc hướng dư luận và tiến tới độc tôn Đảng CS. Các lãnh đạo VNQDĐ bị bắt và thủ tiêu sau đó. Không sử sách danh môn chính phái nào ghi lại cho đúng bản chất vụ Ôn Như Hầu!

Cụ Huỳnh hoàn toàn không hay biết gì. Sở Công an Bắc Bộ dàn cảnh xong, chụp hình và loan truyền ra các phương tiện thông tin rồi mới trình lên cụ Huỳnh. Và ngày hôm sau, cụ Huỳnh đã ký một bản văn của văn phòng Bộ Nội vụ kết tội các hành động khát máu của VNQDĐ; đồng thời phủ Chủ tịch cũng ban hành quyết định cương quyết trị tội những phần tử của đảng này đã làm việc phi pháp!

Không những thế, giải thích về việc Hồ Chí Minh ký hiệp định sơ bộ, cụ Huỳnh nói: “Hội đồng Chính phủ không bán nước! Tôi xin tuyên bố vắn tắt với anh em, đó chẳng qua là một nước cờ của Hồ Chủ tịch với cả nước Pháp lẫn Tưởng Giới Thạch. Hồ Chủ tịch là một tay cao cờ. Tôi chắc chắn và anh em cứ đinh ninh rồi đây thế nào mình cũng thắng!".

Sau ngày 3.11.1946 thành lập chính phủ mới, cụ Huỳnh được cử đi kinh lý miền Trung và miền Nam Trung Bộ với danh nghĩa đại diện Chính phủ Trung ương. Ngày 21.4.1947, cụ Huỳnh được cho là bị bệnh nặng tại Quảng Ngãi; và mất trong nhà bà Võ Thị Nam ở huyện Nghĩa Hành. Thọ 71 tuổi. Người dân theo di nguyện an táng cụ Huỳnh trên núi Thiên Ấn. Một nơi mà thật sự là cụ Huỳnh chưa sống được bao lâu!

Khi tìm hiểu lịch sử, tui thường đọc từ nhiều chiều và có sự nhận xét riêng của mình; trong đó nguồn thông tin từ dân gian - có thể không được ghi vô sử sách, nhưng khá quan trọng để quyết định sự tin cậy. Với cái chết cụ Huỳnh Thúc Kháng, những người già còn sống ở Quảng Ngãi, khi được hỏi chỉ chép miệng nói: Đó là một phiên bản của vụ án Lệ Chi Viên!

- Thăm cụ Huỳnh Thúc Kháng trên đỉnh núi Thiên Ấn. Nơi đây quanh năm lộng gió, nhìn xuống dưới có thể thấy bao quát thành phố Quảng Ngãi. Lần đầu mộ được trùng tu là 1956. Lần thứ 2, vào năm 1971 do ông Hà Thúc Ngọ người Huế tài trợ; ông này kinh doanh thuốc tây ở Quảng Ngãi. Lần thứ 3 trùng tu là 1994 do Bảo tàng Quảng Ngãi đứng ra làm. Gần đây nhất là 2013, do Bộ VH-TT trùng tu. Mộ được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia. Ở đây có ông Nguyễn Tạo 79 tuổi, đã 7 năm nay ngày nào ông cũng từ bên Tịnh Ấn Tây (Sơn Tịnh) leo lên thắp nhang, giữ mộ, nhổ cỏ...

 
Top